Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản
Trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực trong giao thương hàng hóa với thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Điều này vô hình chung dẫn đến những tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán và dễ thấy hơn hết là hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong phạm vi bài viết hôm nay Luật sư DFC sẽ giúp bạn nhận diện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa và cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật thương mại 2005
1. Tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản?
Muốn nắm được định nghĩa tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản là gì ta cần nắm và phân biệt được thế nào là một hợp đồng mua bán tài sản so với hợp đồng thương mại thông thường.
Định nghĩa về hợp đồng mua bán tài sản Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Theo đó, hợp đồng mua bán tài sản là có thể coi là hợp đồng song vụ. Bên bán và bên mua đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Trong hợp đồng này, bên bán có quyền yêu cầu bên mua nhận vật và trả tiền mua tài sản; ngược lại, bên mua có quyền yêu cầu bên bán chuyển giao tài sản và nhận tiền bán tài sản.
Hợp đồng mua bán tài sản nhằm mục đích chuyển giao quyền sở hữu. Đây là căn cứ kế thừa quyền sở hữu tài sản. đây là yếu tố phân biệt giữa hợp đồng mua bán tài sản với hợp đồng cho thuê, mượn tài sản.
2. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản:
Phương thức thương lượng, hòa giải:
Theo quy định của Luật thương mại 2005, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng mua bán tài sản nói riêng, các bên có thể giải quyết bằng con đường thương lượng, hoà giải.
Các bên co thể chọn một cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân làm trung gian hoà giải, giải quyết tại Trọng tài thương mại, giải quyết tại Tòa án. Phương thức giải quyết thương lượng, hòa giải do các bên tự thỏa thuận, các bên khi có tranh chấp xảy ra thường lựa chọn phương thức giải quyết là hòa giải tại Trung tâm hòa giải, Trọng tài sau đó mới đến Tòa án.
So với các phương thức giải quyết tranh chấp nêu trên, giải quyết tranh chấp bằng tòa án được coi là có thủ tục chặt chẽ, mang tính quyền lực nhà nước, có giá trị thi hành cao.
Phương thức giải quyết tại Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được Tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ.
Khác với phương thức giải quyết Trọng tài, các bên sẽ không được lựa chọn ai sẽ là người giải quyết tranh chấp của mình. Đối với giải quyết bằng phương thức Tòa án, Tòa án sẽ hoàn toàn quyết định Hội đồng xét xử giải quyết tranh chấp.
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản bằng con đường tòa án:
Khi giải quyết theo phương thức Tòa án sẽ giải quyết thông qua hai cấp xét xử là Sơ thẩm và Phúc thẩm. Ví dụ: khi doanh nghiệp A khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản với danh nghiệp B, nếu như một trong hai bên không đồng ý, chấp nhận với phán quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện thì có thể kháng cáo lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cấp xét xử Phúc thẩm.
Phán quyết của Tòa án phúc thẩm là phán quyết cuối cùng và có hiệu lực thi hành ngay. Việc tòa án áp dụng hệ thống hai cấp xét xử tạo cơ hội để có thể sửa chữa những sai sót của các bản án, quyết định ở cấp sơ thẩm, tạo tâm lý yên tâm, chắc chắn hơn cho các doanh nghiệp so với phương thức giải quyết bằng thương lượng, trọng tài (quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm và không thể thay đổi hay sữa chữa được).
Mặc dù các bên có quyền kháng cáo (thường là 15 ngày kể từ khi được nghe haowcj được nhận bản bán quyết định) khi không đồng ý với Phán quyết của Tòa án, tuy nhiên các bên khi lựa chọn tham gia giải quyết tranh chấ hợp đồng mua bán hàng hóa bằng con đường Tòa án sẽ tốn chi phí và nhất là thời gian vì phán quyết của Tòa án cấp Sơ thẩm thường bị kháng cáo, qua nhiều cấp xét xử dẫn đến việc ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của các bên. Cũng chính vì đặc thù này mà con đường giải quyết thông qua Tòa án thiếu linh hoạt hơn do đã được pháp luật quy định từ trước.
Việc giải quyết theo phương thức Tòa án có giá trị cưỡng chế thi hành án. Nếu các bên không chấp hành tuân thủ theo bản án, quyết định sẽ bị cưỡng chế bởi Cơ quan thi hành án. Do đó, khi giải quyết bằng phương thức tòa án, các bên sẽ bắt buộc phải thực hiện theo bản án, phán quyết của Tòa án, quyền và nghĩa vụ của các bên được đảm bảo thực hiện.
Việc xét xử công khai của Tòa án sẽ có tính răn đe đối với những doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong hoạt động liên loan đến mua bán tài sản. Các doanh nghiệp khác cũng có thể tiếp cận được và phòng tránh được phần nào rủi ro cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, vì tính chất giải quyết công khai nên những vấn đề về bí mật kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp trên thường trường thường bị ảnh hưởng. Đây là vấn đề rất nhạy cảm mà nhiều doanh nghiệp khi lựa chọn phương thức giải quyết tại tòa án phải xem xét, cân nhắc. Ngoài ra, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án thời gian tố tụng kéo dài và thủ tục tố tụng phức tạp nên các doanh nghiệp thường không thích lựa chọn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư DFC liên quan đến vấn đề tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Nếu bạn đọc còn băn khoăn hay thắc mắc hoặc cần hỗ trợ giải quyết liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ về tổng đài 0913.348.538 của chúng tôi để được các chuyên viên pháp lý giải đáp, giúp đỡ giải quyết một cách trực tiếp.