Những khó khăn khi yêu cầu thi hành án trong giai đoạn kinh tế hiện nay
Giai đoạn Thi hành án có ý nghĩa quan trọng và quyết định đến việc tạo ra "sản phẩm" là có thu được tiền về hay không.Song ngày nay, việc thi hành án đối với các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn; điều này đã được hầu hết các doanh nghiệp khi đến với DFC đều phản ánh như vậy.
Thi hành án là khâu quan trọng cũng là khâu cuối cùng của giai đoạn tố tụng. Các doanh nghiệp sau khi kết thúc khởi kiện đều muốn nhanh chóng chuyển sang Cơ quan thi hành án để yêu cầu thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thu hồi nợ. Tuy nhiên trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, việc yêu cầu thi hành án chúng ta gặp không ít những khó khăn đó là:
Khó khăn trong giai đoạn nộp đơn yêu cầu thi hành án:
Căn cứ Điều 31 Luật thi hành án dân sự quy định: trong đơn yêu cầu thi hành án phải có nội dung thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Theo quy định này thì rất nhiều các doanh nghiệp không thể tìm được thông tin liên quan đến tài sản, điệu kiện thi hành án của người phải thi hành án nên không thể nộp được đơn yêu cầu thi hành án. Đây là nguyên chính và cũng là khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp gặp phải khi nộp đơn yêu cầu thi hành án. Chính lẽ đó rất nhiều các doanh nghiệp đã phải chấp nhận kết quả giải quyết vụ án chỉ là “những tờ giấy” là Bản án, quyết định của cơ quan Tòa án.
Khó khăn trong giai đoạn phong tỏa, cưỡng chế thi hành án
Xác minh thông tin, điều kiện tài sản của người thi hành án đã khó, việc phong tỏa cưỡng chế lại càng khó hơn. Như chúng ta biết, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp nợ quá hạn rất nhiều tại các ngân hàng tổ chức tín dụng. Nên cho dù chúng ta đã xác minh, điều tra được tài sản của người phải thi hành án, song liệu tài sản đó có phải là của họ để phong tỏa hay không lại là một việc không đơn giản.
Trong quá trình giải quyết thực tế, DFC đã gặp rất nhiều tình huống tương tự xảy ra. Khi xác minh được tài sản của người phải thi hành án, ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp có số dư trong tài khoản, nhưng họ thông báo đây là tải sản, tài khỏan họ đã thế chấp nên nó thuộc tài sản của ngân hàng không thể phong tỏa, cưỡng chế được. Trong bổi cảnh kinh tế khó khăn, đồng tiền khan hiếm, các ngân hàng, tổ chức tín dụng luôn tìm mọi cách để bảo vệ khách hàng. Nên chấp hành viên, cơ quan thi hành án nghiệp vụ không vững, không đủ kinh nghiệm thì việc phong tỏa, cưỡng chế rất khó thực hiện trước sự thiếu hợp tác, bảo vệ của ngân hàng, tổ chức tín dụng.